Nguyên nhân dẫn đến bị suy tĩnh mạch là do những mạch máu giãn nở ra do thành mạch máu suy yếu gây nên chứng suy tĩnh mạch. Chúng có màu xanh hoặc tím, sưng lên và xoắn vào nhau. Thỉnh thoảng, chúng được bao quanh bởi những mao mạch đỏ và mảnh được gọi là tĩnh mạch mạng nhện (nhóm mạch máu cực nhỏ, xuất hiện sát với bề mặt da, còn được gọi là chứng giãn mao mạch).
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tĩnh mạch
- Huyết khối
- Giãn tĩnh mạch
- Béo phì
- Mang thai
- Hút thuốc
- Ung thư
- Yếu cơ, thương tổn ở chân hoặc chấn thương
- Sưng bề mặt tĩnh mạch (hoại tử)
- Tiền sử gia đình có suy tĩnh mạch ngoại biên
- Lối sống tĩnh tại (ngồi hoặc đứng một thời gian dài mà không di chuyển có thể gây ra cao huyết áp ở tĩnh mạch chân và làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch ngoại biên).
Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ngày nay việc điều trị bệnh suy tĩnh mạch không còn quá khó khăn với mõi cá nhân chúng ta và việc phát hiện sớm hoặc có chế độ sinh hoạt ăn uống tốt mỏi ngày cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch đột ngột trở nặng. (thông tin chi tiết về ngừa bệnh suy tĩnh mạch với sinh hoạt hàng ngày).
Điều trị cơ bản suy tĩnh mạch là phải làm sao phục hồi “bơm cơ” (muscle pump) và làm “khép van tĩnh mạch”.
Bơm cơ là các bắp cơ ở chân khi vận động sẽ tạo ra các nhát bóp ép vào tĩnh mạch sâu để đẩy máu về tim. Do máu chảy ngược chiều trọng lực (chảy từ dưới lên) nên cần phải có hệ thống bơm ở chân để đẩy máu lên. Bơm cơ quan trọng nhất và chiếm 80% hiệu suất bơm là khối cơ bắp chân (bắp chuối) và khớp cổ chân. Các nhát bóp xuất hiện khi chúng ta bước đi và làm nhón gót chân. Động tác bước đi hoặc đứng tại chỗ nhón gót chân sẽ làm bắp chân căng cứng. Đó là lúc cơ ép vào tĩnh mạch và tạo một nhát bóp máu lên. Đó là lý do tại sao vận động là quan trọng nhất trong điều trị suy tĩnh mạch. Nó gồm cả việc vận động tại chỗ bất cứ khi nào có thể trong lúc bạn đang làm việc để tạo ra các nhát bóp bơm máu về tim. Nên tập rải ra trong ngày.